Thứ Hai, 17 tháng 7, 2017

6 lưu ý khi Triển khai bản vẽ Kỹ thuật với Revit

Bạn đang muốn sử dụng Revit để Phục vụ sản xuất Bản vẽ Kỹ thuật - Thi công?
Nếu đúng vậy thì 6 điều sau là 6 điều cực kỳ quan trọng mà bạn cần biết trước khi học và sử dụng Revit cho việc tạo ra các bản vẽ đó.



1. Sản xuất bản vẽ kỹ thuật – bản vẽ thi công là giai đoạn sau (hoặc giai đoạn cuối) của quá trình thiết kế.
>>> Giai đoạn triển khai bản vẽ kỹ thuật có tính kế thừa từ các giai đoạn trước:
-Thiết kế
-Mô hình 3D
-Bản vẽ


Tùy vào giai đoạn của dự án mà sẽ có những yêu cầu khác nhau cho các bản vẽ. Người triển khai cần nắm rõ được tính chất của các bản vẽ kỹ thuật của mỗi giai đoạn, kế thừa những gì và loại bỏ những gì ở giai đoạn trước sao cho phù hợp.


2. Mô hình Revit Concept vs Mô hình Revit Detail
Mô hình triển khai cần có sự chính xác cao. Thường ở giai đoạn concept, do vấn đề tiến độ mà thường mô hình Revit không đúng, chỉ có tính diễn họa. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến việc triển khai các bản vẽ chi tiết, hoặc Thống kê bóc tách dự án.
Do vậy, người làm triển khai cần xác định rõ Những vấn đề đang tồn tại trong mô hình Revit Concept, xác định mức độ chi tiết mà dự án và năng lực của nhóm dự án có thể đáp ứng, từ đó tiến hành tùy chỉnh Mô hình Concept kỹ lưỡng (các yếu tố 3D) trước khi sử dụng nó cho quá trình triển khai bản vẽ.
Ở nhiều trường hợp, không có mô hình Revit Concept (do thiết kế bằng CAD) hoặc mô hình Revit Concept chất lượng quá thấp, nhóm dự án bắt buộc cần phải dựng hình dự án lại từ đầu.

* Chú ý: “sự chuẩn bị kỹ lưỡng” về mô hình sẽ đảm báo cho quá trình triển khai

3. Năng lực của nhóm triển khai 
i
Do yêu cầu về sự chính xác cao (đặc biệt ở các dự án phức tạp) nhóm dự án cần cân nhắc về năng lực của team. Từ đó xác định khả năng tối đa mà team có thể sử dụng triển khai với Revit; xác định Mức độ chi tiết (LOD) mà mô hình Revit có thể đạt được.
Ở nhiều dự án, công ty; do các vấn đề nêu trên mà biện pháp kết hợp giữa Revit & CAD là một hướng đi cần xem xét.
Việc sử dụng CAD có thể giúp nhóm dự án đi nhanh hơn (trong nhiều trường hợp) nhờ tận dụng nguồn nhân lực CAD có sẵn của công ty, tận dụng nguồn tài nguyên CAD ở các bản vẽ chi tiết.
Ví dụ: Revit 60% - CAD 40%; hoặc Revit cho các bản vẽ 1:50, ở mức độ chi tiết cao hơn, xuất CAD để bổ cấu tạo.

Tuy nhiên, về lâu dài, nên cân nhắc việc sử dụng Revit toàn phần cho dự án. 

4. Vấn đề Tiêu chuẩn
Giai đoạn triển khai bản vẽ kỹ thuật là giai đoạn cần mức độ tiêu chuẩn hóa cao. Đặc biệt trong các vấn đề về Hiển thị bản vẽ, quy cách, bố cục, đường nét, ký hiệu, text, dimension…
Mỗi doanh nghiệp sẽ có những tiêu chuẩn riêng. Một số quốc gia cũng đã có những bộ quy chuẩn đồng nhất trong thể hiện nội dung bản vẽ.
Với Revit, các kiến thức đó sẽ là về 2D Family Annotation, Template, View Template, Object Styles, Line Style, Line Pattern, Line Weights….
Tất cả những kiến thức này sẽ được nhắc tới trong khóa học, tuy nhiên bản thân người học cần chủ động nắm rõ tiêu chuẩn này để ứng dụng vào công việc sao cho phù hợp.
* Các vấn đề về tiêu chuẩn có thể giải quyết không quá phức tạp, nếu có sự tư vấn và hỗ trợ từ những chuyên gia lâu năm, hoặc tích lũy sau một thời gian & sau một số dự án cùng với sự nghiêm túc trong vấn đề này của người triển khai. Tránh việc sao chép copy các tiêu chuẩn trên internet mà không có sự hiểu biết rõ ràng.

5. Vấn đề phối hợp bộ môn 
Thiết kế Kiến trúc xây dựng luôn đối mặt với vấn đề liên quan đến việc phối hợp giữa nhiều bên.
Ở nhiều dự án, sẽ có sự kết hợp giữa Kiến trúc - Kết cấu – Cơ điện. Việc phối hợp có thể diễn ra trên cùng 1 nền tảng (Revit) hoặc trên nhiều nền tảng (Revit – CAD – Tekla ….)
Do vậy nhóm dự án cần cân nhắc và lựa chọn giải pháp phù hợp nhằm nhịp nhàng giữa các bên, tránh việc “thân ai nấy lo”. Điều này diễn ra trong suốt quá trình thiết kế dự án và cả giai đoạn triển khai bản vẽ.

6. Vấn đề Chỉnh sửa
Chỉnh sửa thiết kế là câu chuyện đau đầu của bất cứ dự án nào. Với Revit, gánh nặng này phần nào được giảm tải nhờ việc sử dụng mô hình BIM thống nhất.
Tuy nhiên, nhóm dự án cũng cần có chiến lược đối phó, nhất là khi Giai đoạn Bổ kỹ thuật thường diễn ra từ rất sớm, khi mà thiết kế chưa được hoàn tất.
Những người đứng đầu cần có sự khoanh vùng các khu vực tiềm ẩn nguy cơ cao về chỉnh sửa để có kế hoạch bố trí công việc.
Ngoài ra, khi sử dụng Revit sẽ có những công cụ thuần 2D (không liên quan đến mô hình 3D – không cập nhật khi mô hình 3D chỉnh sửa) như Detail Line, Region, Text… Lời khuyên, đó là người triển khai cần hạn chế lạm dụng các công cụ này, khuyến khích sử dụng các công cụ khai thác trực tiếp từ mô hình 3D hoặc thành phần có chứa thống số như Family 2D, Tag….

Trên là 6 điểm cực kỳ quan trọng mà bạn cần phải hiểu được trước khi bắt tay vào Triển khai bản vẽ với Revit. Revit là một phần mềm dành cho BIM, do vậy cho dù giai đoạn nào của dự án, tư duy BIM cũng sẽ là định hướng để bạn thực hành dự án thành công.

 -----------
ĐÀO TẠO REVIT ARCHITECTURE - KHÓA HỌC REVIT TRIỂN KHAI BẢN VẼ KỸ THUẬT
Khóa học cung cấp 70 video, với 9h20p,  giúp bạn làm chủ các công cụ và kinh nghiệm cần thiết để Tự tin tạo ra 1 bộ bản vẽ Kỹ thuật phục vụ các dự án.
- GIÁO TRÌNH: https://goo.gl/cAmCNr
- HỌC PHÍ: Chỉ 350k cho trọn bộ video
CAM KẾT HỖ TRỢ ĐẾN KHI HỌC VIÊN THÀNH THẠO CÁC KỸ NĂNG TRIỂN KHAI REVIT. HOÀN TIỀN NẾU KHÔNG HÀI LÒNG.
- Liên hệ đăng ký: KTS Phạm Sỹ Hùng - 094 995 8898 - Fb.com/buildingman2014

Thứ Ba, 11 tháng 7, 2017

Chuyện Tôi làm BIM

BIM
Tính ra đã hơn 3 năm bắt đầu đi sâu vào nghiên cứu BIM, trong đó cũng gần 2 năm tập trung chỉ ngồi học về BIM.
Từ cái thuở Facebook, hay Internet cái từ BIM còn quá xa lạ với 99,9% anh em trong ngành; Hùng đã lăn lộn làm, đọc và dịch cả ngàn trang tài liệu Á Âu, Singapro, Mỹ, Anh... lân la khắp các diễn đàn, website của các "bộ BIM" của các nước.

Chợt nhớ hồi đó, mà đăng FB 1 bài về BIM là chả ma nào hiểu mình viết cái gì. Quá lạ lẫm.
Ấy vậy mà, mới chỉ thời gian ngắn, khắp mọi nơi, đi đâu cũng thấy người ta nói về BIM.
Chả biết thật giả như nào, người người lập trung tâm, lập công ty, lập website quảng cáo là đơn vị BIM hàng đầu số 1 Việt Nam.
Rồi thì các tiến sỹ BIM đi khắp mọi nơi phân phát kiến thức về BIM.
Rồi thì "Hội Ác sần BIM Vịt"
Rồi thì vô số anh hùng BIM khác nữa.
Hùng thấy hoảng.
Hùng nghe video họ nói Hùng sợ.
Hùng đọc bài viết của họ Hùng cũng sợ.
Hùng đi hội thảo của họ Hùng cũng rất sợ.
Nghe họ nói, Hùng chả biết Hùng phải làm gì nữa. Hùng thấy Hùng nhỏ bé. Hùng thấy Hùng chả biết gì cả.
Hùng chả biết các bạn đồng nghiệp khác, doanh nghiệp chưa biết gì về BIM nghe xong có sợ như Hùng không. Hùng không biết là Hùng ngu hay là thứ họ nói quá cao siêu nữa.
Chứ mà như Hùng thì với những điều họ nói thì Việt Nam còn lâu mới làm nổi BIM.
Cơ mà Hùng sợ 1 phút thôi. Hết sợ Hùng lại cười. Vì Hùng biết BIM là cái gì đi nữa thì Hùng vẫn là người làm nghề. Và với Hùng, những thứ họ nói chỉ là BIM Marketing mà thôi.
Có BIM hay BOM thì cứ là người Kiến trúc sư, Kỹ sư có kiến thức tốt, sử dụng công cụ hợp lý, cho ra sản phẩm chất lượng là được.


Kệ BIM nó là cái quái gì. Ai thích hô, ai thích biểu tình kệ họ.
Hùng vẫn chỉ dám nhận là Kiến trúc sư (à mà đã có chứng nhận hành nghề đâu, bộ chưa cho, các bác đang cãi nhau), Hùng chỉ dám nhận là người dạy Revit, dùng Revit để làm Thiết kế, để làm tòa nhà tốt, công trình tốt. Hùng có những anh em cơ điện, kết cấu, cầu đường khác cũng như vậy. Chia sẻ nhau kiến thức kinh nghiệm để sao ngồi chung mâm, làm chung nhà cho nó tốt, cho nó mượt.
Vậy là ổn.
Cách đây 2 tháng gì đó, công ty Hùng mới làm Cardvisit cho Hùng. Hùng viết thông tin đơn giản: Phạm Sỹ Hùng - Kiến trúc sư.
Hôm sau Hùng nhận thẻ, chính ình dòng chữ " BIM Specialist". Hùng hỏi "Ấy mình có phải Chuyên gia BIM đâu"
Bạn admin bảo, không được, cái này là cho công ty.
Vậy đó.

Bản quyền thuộc về hungphamkts2014. Được tạo bởi Blogger.

Popular Posts