Cách đây vài ngày, đế chế một thời Yahoo! đã chính thức bị bán
mảnh kinh doanh cốt lõi cho Verizon với giá 4.83 tỷ đô, chỉ gần bằng 1/10 (45
tỷ đô) cái giá mà Microsoft đề nghị vào năm 2008, và là số lẻ của giá trị
Yahoo! (được cho là 125 tỷ đô) những năm đầu 2000.
Cách đây vài tháng, báo giới còn cho thấy việc Yahoo! Rao bán
mình chỉ là trò lừa bịp. Nhưng, cuối cùng cuộc đấu giá đã kết thúc. Yahoo chính thức bán mình cho công ty viễn thông Verizon và có thể, thương hiệu
từng đứng đầu ngành công nghệ của thế giới này sẽ bị xóa xổ vĩnh viễn.
Cộng đồng người dùng
internet thời kỳ đầu nuối tiếc, giới đầu tư và cộng đồng công nghệ giật mình,
tất cả cùng nhìn vào Yahoo! để tìm ra đâu chính là lí do khiến Yahoo! phải
bán mình?
Tất cả chúng ta, những người thuộc thế hệ 8X và đầu 9x
không thể quên được thời kỳ vinh quang của Yahoo! Những năm 2005 khi mà
người người à hú nhà nhà già hú.
Chợt giật mình, 1 đế chế cũng có thể vươn lên đỉnh cao huy
hoàng, nhưng cũng có thể lụi tàn trong chốc lát (1995 - 2016) mà chúng ta không
thể ngờ được.
Yahoo! luôn cho những tiếng Buzz! giật mình |
Từ Yahoo! bản thân mình, từ những điều đã trải qua 2 năm qua, dễ
nhìn ra vài điều về con đường đi lên của một doanh nghiệp:
(1) Một cá nhân, doanh nghiệp, startup có thể dễ dàng bước lên
đỉnh cao khi "gió nổi lên" tức gặp đúng thời điểm (thiên thời).
Yahoo! chính là người dẫn đường cho những ngày đầu của Internet, được coi là đế
chế đưa chúng ta đến với World Wide Web (www). Yahoo! Đã là ông vua công nghệ
khi Google còn chỉ là 1 startup còn Facebook còn chưa ra đời.
Hai nhà sáng lập Jerry Yang và David Filo |
Thời điểm chính là một trong những điều quan trọng bậc nhất để
tạo ra một startup thành công. Yahoo! Đã có được điều đó khi ra đời đúng vào
thời điểm Internet bắt đầu bùng nổ.
(2) Nhưng ngọn gió, con sóng đưa thuyền ra biển lớn có thể đổi chiều
bất cứ lúc nào. Nhất là trong thế giới hiện đại ngày nay, mọi thứ có thể thay
đổi sau một đêm, đặc biệt là doanh nghiệp liên quan đến Công nghệ.
Hãy nhìn lại Nokia. Nó cũng khá giống Yahoo!, là người đi
đầu nhưng ngủ quên trên vinh quang và bị đánh bại.
Nokia - ông lớn cũng đã phải bán mình |
Tính "linh hoạt, thích ứng" là vô cùng quan trọng
trong kinh doanh ngày nay. Cuộc chơi sẽ càng ngày càng khó. Miếng bánh sẽ càng
ngày càng nhiều người kẻ tranh. Nếu chúng ta cứng nhắc và bảo thủ thì thất bại
là điều tất yếu.
(3) Yahoo! ở khía cạnh nào đó cũng đã linh hoạt khi cũng cố
gắng đầu tư nhiều mảng khác nhau của mảnh đất màu mỡ Internet như:
+ Mảng quảng cáo (là thế mạnh của ở Yahoo!)
+ Mảng tìm kiếm: Yahoo! Search - bị đánh bại
+ Mảng trò chuyện trực tuyến: Yahoo!Messenger - bị đánh bại
+ Mảng blog, cộng đồng: Yahoo! 360, Tumblr - bị đánh bại
+ Mảng chia sẻ hình ảnh: mua Flickr nhưng đầu tư thất bại
và rất rất nhiều nhiều lĩnh vực khác!
Điều đó cho thấy Yahoo! đã cố bắt kịp những xu hướng thời đại
nhưng đều thất bại! Vì sao?
Lí do dễ thấy Yahoo! đã phát triển, mở rộng nhưng không hề có
một giá trị cốt lõi nào. Điều đó là vô cùng nguy hiểm với doanh nghiệp và tôi
tin là lí do chủ đạo của sự sụp đổ này.
Việc đầu tư mở rộng dựa theo tư duy tầm nhìn, thậm chí là cảm
hứng nhất thời của một hay số ít lãnh đạo trong doanh nghiệp, mà không hiểu rõ
Giá trị cốt lõi của công ty, các nền tảng về: Hoạt động, Tài chính, Nhân sự,
Văn hóa… khiến tất cả đội ngũ Yahoo! mông lung không thể hiểu được đâu mới là
con đường đi của tập đoàn, đâu thực sự là thế mạnh, đâu mới là lí do để chiến
đấu và đâu là lí do cả thế giới biết đến Yahoo!
Yahoo! được cho là mồ chôn của rất nhiều startup vì bị họ mua
về, nhưng do không hiểu rõ, thiếu đầu tư và định hướng, làm điều họ không mạnh
nhất và bị chết yểu!
Flickr - đứa bé chết yểu trong vòng tay Yahoo! |
Thế giới ngoài kia rất có nhiều miếng bánh ngon. Nhưng doanh
nghiệp cần phải biết, đâu là miếng bánh dành cho mình.
Nói đến giá trị cốt lõi của doanh nghiệp (như trong cuốn Good to
Great - Tốt đến Vĩ đại) tức là lí do mà doanh nghiệp tồn tại. Cho dù thời thế
thay đổi, con đường đi thay đổi, lĩnh vực kinh doanh thay đổi, nhưng Cốt lõi đó
sẽ không bao giờ thay đổi. Nó như là tuyên ngôn, là niềm tin duy nhất để doanh
nghiệp tiến lên, thậm chí trong những thời điểm khó khăn nhất.
Có câu chuyện nói về Yahoo! rằng:
Năm 2006, tại một khách sạn đặt tại San Jose, bang California
nước Mỹ, Yahoo tổ chức một kỳ nghỉ hè dành riêng cho các lãnh đạo của công ty.
Lúc này, Yahoo vẫn đang là một trong những "người khổng lồ Internet"
và vẫn chưa có bất kỳ dấu hiệu khó khăn nào cả. Trong một trò chơi được
tổ chức tại khách sạn San Jose, các vị lãnh đạo của Yahoo đã được hỏi một câu
hỏi thú vị: Từ đầu tiên mà họ nghĩ tới khi nhắc tới tên của một công ty
là gì?
Đâu là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp? |
Những cái tên lớn nhất của ngành công nghiệp hi-tech được nhắc
tới. eBay: đấu giá. Google: tìm kiếm. Intel: vi xử lý. Microsoft:
Windows.
Vậy còn Yahoo!??
"Những câu trả lời rải rác khắp mọi nơi", Brad
Garlinghouse, người đã từng giữ vị trí phó chủ tịch của Yahoo và hiện đang là
COO của startup chuyên về dịch vụ chi trả Ripple Labs khẳng định. "Một vài người nói 'mail'. Một vài người nói 'tin tức'. Những người
khác nói 'tìm kiếm'".
Đó chính là dấu hiệu
cho một sự phát triển không bền vững.
Hãy suy nghĩ về doanh
nghiệp mình, hay bản thân mình cũng vậy thôi: “ Ngày mai ta tỉnh dậy cho điều
gì? Ta sống và chiến đấu vì điều gì? Lí do gì cho sự tồn tại của ta và ta có
thực sự sống vì điều đó? “
(4) Như ở trên, tôi có
nhắc tới việc Yahoo! đã chi rất nhiều tiền để đầu tư vào các mảng kinh doanh
mới, trong đó có việc bỏ tiền mua lại rất nhiều các công ty khác. Tuy nhiên
trong khi các công ty mà Yahoo! mua về đều chết yểu thì người ta còn nhớ tới
rất nhiều cơ hội mà Yahoo! đã bỏ qua trong suốt hơn 20 năm hoạt động!
Hãy cùng điểm lại:
- Năm 2002, bỏ lỡ cơ
hội thâu tóm Google với giá 1 tỷ đô.
- Năm 2006, Yahoo
cũng bỏ lỡ thâu tóm Facebook chỉ vì hạ giá mua từ 1 tỷ xuống còn 850 triệu USD
khiến Mark Zuckerberg giận dữ từ chối.
- Năm 2008, Yahoo
không chấp nhận đề nghị thâu tóm trị giá 44,6 tỉ USD từ Microsoft.
- Ngoài ra, phi vụ đầu tư 1 tỷ đô để
vào Alibaba vào năm 2005, xét về góc độ nào đó, cũng chính là nguyên nhân khiến
Yahoo! sụp độ (mặc dù vụ đầu tư này là có lời nhưng Thay vì tập trung vào thế mạnh công nghệ để thống trị thế
giới, Yahoo đã dần xa đà vào các mảng kinh doanh đầu tư khác và để Google,
Facebook vượt mặt)
Việc quá tự tin, quá chủ
quan, kiêu ngạo, nhiều khi là bảo thủ cứng nhắc, xem mình "chiếu
trên" đã khiến các ông chủ Yahoo! bỏ qua quá nhiều cơ hội, và để rồi bị
chính những "đàn em" Google, Facebook đánh gục!
Doanh nghiệp hay cá nhân cũng
vậy, phải luôn tỉnh tảo, mỗi cơ hội, hợp đồng, nghề nghiệp cần phải luôn trân
trọng, cân nhắc kĩ lưỡng, tránh việc bị tư duy cá nhân, tư duy đỉnh cao thậm
chí là ảo tưởng che mờ đi sự sáng suốt.
(5) Vấn đề từ
đội ngũ lãnh đạo!
Với sự bán mình của
Yahoo!, tất cả đều cho rằng, sự thất bại của Yahoo! (những lí do tôi nhắc đến
trên) là do thiếu sự thống nhất từ đội ngũ lãnh đạo tập đoàn.
Một số người đổ lỗi
cho Marissa Mayer - nữ CEO xinh đẹp của
Yahoo! nhưng thực ra, câu chuyện Yahoo! đã trải qua việc dột từ nóc trong suốt
nhiều thế hệ CEO trước!
Marissa Mayer - Nữ CEO tài năng thất bại tại Yahoo! |
Sau sự ra đi của đồng sáng lập Jerry
Yang (theo đuổi giấc mơ khác ngoài Yahoo) khiến tập đoàn mất phương hướng và
động lực, Yahoo đã cố thuê rất nhiều CEO để cố gắng lèo lái con tàu.
- CEO Terry
Semel - cựu CEO của Warner Brothers được cho là người khiến Yahoo! không
thể phân biệt mình là công ty công nghệ hay công ty truyền thông!
- Năm 2007, Semel từ
nhiệm, trả lại vị trí CEO cho Jerry Yang, nhưng ngay sau đó, sự chia rẽ nội bộ
diễn ra khi Yahoo! được đề nghị mua với giá 45 tỷ đô. Yang lại từ bỏ Yahoo!
nhường lại ghế nóng cho Carol Bartz , cựu CEO của Autodesk vào năm 2009.
- Năm 2011, Yang lại sa thải Bartz
(thông qua 1 cuộc điện thoại), đưa cựu chủ
tịch PayPal là Scott Thompson vào tháng 1/2012. Thompson có ý muốn biến
Yahoo thành công ty truyền thông nhưng cuối cùng chỉ 4 tháng sau khi nhậm chức
ông đã nghỉ việc. Thomson đã nhanh chóng bị sa thải sau khi vướng phải bê bối
“khai man” bằng cấp. Tuy nhiên, trước khi rời Yahoo Thompson đã kịp sa thải 14%
nhân viên của công ty này, tương đương khoảng 2.000 người.
- Sau đó, Yahoo! tiếp tục
thuê Marissa Mayer - lãnh đạo cấp cao Google, nhưng những nỗ lực cuối cùng
của vị CEO xinh đẹp này cũng không thể nào cứu vợt được con tàu đắm
Yahoo!
Việc các nhà sáng lập, "người
giữ hồn" doanh nghiệp không còn ở lại hoặc không còn tập trung, không còn
thực sự muốn chiến đấu tới cùng là điều khiến Yahoo! lạc lối trong suốt hơn 15
năm qua.
Các nhà lãnh đạo được thuê, mặc dù
là tài ba nhưng không thấu hiểu triết lý, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp,
thất bại là điều tất yếu.
Điều này cũng nhắc được tới nhiều trong các cuốn
sách hay các ví dụ về quản trị doanh nghiệp tại các tập đoàn vĩ đại. Một
doanh nghiệp chỉ bền vững khi gây dựng được một văn hóa trong việc xây dựng đội
ngũ lãnh đạo nguồn từ chính doanh nghiệp đó. Và một nhà lãnh đạo vĩ đại phải là
người không chỉ lèo lái doanh nghiệp đi tới vinh quang mà còn tạo ra được những
thế hệ lãnh đạo kế cận, thay thế mình khi mình ra đi.
*Tạm kết:
Hôm nay(5/8/2016) là
ngày cuối cùng phiên bản Yahoo!Messenger hoạt động. Có rất nhiều kỷ niệm của
những thế hệ chúng tôi gắn với Yahoo! và cũng có quá nhiều bài học có thể nhìn
qua sự sụp đổ này của Yahoo!
Chợt nhớ lại cuộc trò
chuyện của Mr. Vượng (Vin Group)và Mr. Hùng (Viettel) về "thịnh và
suy". Quả thật là khó khi nói đâu là "Thịnh" là "Suy".
Chỉ biết một điều chắc chắn rằng, khi mà doanh nghiệp nghĩ Thịnh thì đó chính
là thời khắc Suy. Do vậy , doanh nghiệp luôn luôn phải giữ được ngọn lửa, tinh
thần khởi nghiệp, luôn đi theo điều cốt lõi - niềm tin, đặc biệt là đến từ đội
ngũ lãnh đạo, không được một giây phút chủ quan, kiêu ngạo, phải luôn là ngọn
lửa vừa soi sáng vừa là tiếp thêm năng lượng. Đồng thời, doanh nghiệp cần xây
dựng một cơ chế để luôn có sự phản hồi thẳng thắn và trung thực về tình trạng
của công ty, có như vậy, tất cả đội ngũ mới luôn có cái nhìn chính xác nhất về
con đường cũng như những gì mà công ty đang trải qua, lúc đó mới có tầm nhìn sáng
suốt để doanh nghiệp đi tới.
Đừng như ngọn lửa sáng
lên một lát rồi vội tắt đi.
Cũng may là 9x đời đầu nên cũng biết tý "Già hú"! :D
Trả lờiXóaTheo em nghĩ, việc Yahoo kinh doanh đa ngành, đa nghề, đa mảng không phải là điều sai, bằng chứng là trước khi Có Gmail, Google, facebook, tất cả những mảng của Yahoo đều mang lại lợi nhuận và hỗ trợ tốt cho nhau (Y!360, Yahoo Messager và Yahoo Search)
Nhưng khi bắt đầu manh nha sự nguy hiểm từ Google hay Facebook, Yahoo lại không chịu thay đổi, không tận dụng được sức mạnh là ông lớn lúc đó để cạnh tranh quyết liệt, dàn trải nguồn lực và không tập trung từ đó đánh mất thị phần, nó chết giống cái cách mà Kodak, Nokia hay Vaio chết!
Không liên quan cơ mà anh đọc được cmt này thì bảo e sửa font chữ cho nhé!
a cũng đồng ý là nếu có 1 nền tảng nhất định thì có thể mở rộng sang các lĩnh vực khác, nhưng vẫn nên theo 1 cái cốt lõi nhất định.
XóaVới Yahoo thì a thấy họ lạc giữa 2 cái công ty quảng cáo truyền thông và công ty về công nghệ :D
Đọc cmt cái gì, thấy thì tự qua mà sửa cho a còn gì :)) với cả vụ link nữa ;)